Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Hóa đại cương A1: Phần 2 - Đại học Quốc gia TP.HCM

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 giáo trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về liên kết hóa học và trạng thái tập hợp của các chất và các kiểu mạng tinh thể. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết. | 34 HÓA ĐẠI CƢƠNG A1 LÝ THUYẾT CẤU TẠO CHẤT Chương 3 LIÊN KẾT HÓA HỌC 3.1 Các khái niệm cơ bản về liên kết hóa học 3.1.1 Bản chất liên kết hóa học Người ta thừa nhận liên kết hóa học có bản chất điện. Một cách chính xác khi tạo liên kết để hình thành tiểu phân cấu trúc điện tử của các nguyên tử không còn tồn tại như trạng thái ban đầu của nó. Một cách gần đúng người ta cho rằng chỉ có các điện tử hóa trị nằm trong các vân đạo hóa trị của nguyên tử tham gia vào quá trình tạo liên kết. Vì vậy trước khi xem xét các biến đổi của liên kết trong quá trình phản ứng phải xác định rõ ràng cấu hình điện tử của các nguyên tử tham gia phản ứng nghĩa là xác định các điện tử hóa trị và vân đạo hóa trị của chúng. Hình dung một cách trực quan là khi hình thành liên kết các điện tử sẽ phân bố lại vị trí trong không gian để tạo thành liên kết khiến cho các hạt nhân gắn kết lại với nhau. Có hai cách phân bố điện tử hóa trị chủ yếu để tạo thành hai loại liên kết chính là liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị Loại liên kết Ion Cộng hóa trị Cách phân bố Điện tử hóa trị thuộc về nguyên Điện tử hóa trị được sử dụng tố có độ âm điện lớn hơn chung cho cả hai nguyên tử Vị trí của điện tử Thuộc về một nguyên tử Nằm giữa hai nguyên tử Lực liên kết Tĩnh điện ion Tĩnh điện cộng hóa trị Cường độ liên kết Mạnh Mạnh Sử dụng chủ yếu Hóa Vô cơ Hóa Hữu cơ 3.1.2 Liên kết dưới quan điểm nhiệt động lực hóa học Trong một thời gian dài trước đây người ta không giải thích được tại sao lại có thể chuyển hóa chất này thành chất kia một cách dễ dàng mà khó thậm chí không thể tiến hành quá trình ngược lại. Bằng cách vay mượn các quan điểm của ngành nhiệt động lực học người ta xác định được động lực của các quá trình hóa học chính là chênh lệch năng lượng tự do của hệ phản ứng trước và sau khi phản ứng. Hệ sẽ càng bền khi năng lượng tự do của hệ càng thấp. Phản ứng chỉ tự xảy ra khi có sự giảm năng lượng của hệ. Ví dụ khi các nguyên tử H phản ứng với nhau tạo thành

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.