Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
CHẤN THƯƠNG MẮT (Kỳ 4)

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Vết thương xuyên giác mạc: Nếu vết thương lớn thì dễ thấy và phòi qua đó là tổ chức nội nhãn, thường là mống mắt. Chỉ khó thấy khi vết thương nhỏ gọn, tự liền khít, lúc đó cần nhớ tam chứng: - Tiền phòng xẹp hoặc nông. - Nhãn áp hạ. - Tiền sử chấn thương. Đồng thời cũng cần quan tâm đến các dấu hiệu của tổn thương trên mống mắt, trên thể thuỷ tinh, tình trạng máu tiền phòng, và một đặc điểm nữa là mống mắt rất hay dính bít vào vết thương giác mạc. Vết thương giác. | CHẤN THƯƠNG MẮT Kỳ 4 3.2.2. vết thương xuyên giác mạc Nếu vết thương lớn thì dễ thấy và phòi qua đó là tổ chức nội nhãn thường là mong mắt. Chỉ khó thấy khi vết thương nhỏ gọn tự liền khít lúc đó cần nhớ tam chứng - Tiền phòng xẹp hoặc nông. - Nhãn áp hạ. - Tiền sử chấn thương. Đồng thời cũng cần quan tâm đến các dấu hiệu của tổn thương trên mống mắt trên thể thuỷ tinh tình trạng máu tiền phòng và một đặc điểm nữa là mống mắt rất hay dính bít vào vết thương giác mạc. Vết thương giác mạc nếu nhỏ hơn 3mm hoặc lớn hơn thế nhưng có độ chéo vát thì thường là tự bít lại được. Để tránh dính mống mắt vào vết thương nếu vết thương ở vùng trung tâm giác mạc cần rỏ mắt atropin 1 để giãn mống cách xa vết thương. Nếu vết thương ở vùng ngoại vi giác mạc thì ngược lại lại dùng Pilocarpin 1 rỏ mắt nhiều lần gây co đồng tử khi đó mống mắt được trải phang và sẽ không áp sát để dính vào mặt sau vết thương. Vết thương giác mạc không chéo vát dài trên 3mm dù thẳng hay gấp khúc thường kèm theo phòi kẹt mống mắt khó tự liền. Loại vết thương này cần được khâu. Vô cảm cho loại phẫu thuật này tốt nhất là gây mê tránh tiêm sau nhãn cầu vì một lượng tối thiểu chừng 3-4 ml thuốc tiêm gây tê vào hốc mắt cũng đủ tạo ra một sự chèn ép lên nhãn cầu rất có thể sẽ làm phòi thêm tổ chức nội nhãn qua vết thương. Mống mắt phần bị kẹt ở vết thưong nếu thời gian đã dài và màu sắc nhợt nhạt thì phải được cắt bỏ một cách thận trọng và hết sức tiết kiệm nếu còn tươi mới thì bảo tồn đẩy trả vào nội nhãn sau đó khâu vết thương. Nên dùng chỉ liền kim cỡ 10 o để tránh gây sang chấn thêm cho giác mạc. Có thể khâu mối rời hoặc mối vắt mũi cách mũi khoảng 3mm. Lưu ý đặt mũi khâu đầu tiên ở chỗ gấp khúc của vết thương hoặc ở chỗ có điểm mốc giải phẫu dễ thấy ví dụ như vùng rìa.v.v. Độ sâu khi xuyên kim là gần hết bề dày giác mạc nhưng không được xuyên thủng. Khâu xong nhớ bơm hơi tiền phòng và giấu mối chỉ để tránh kích thích. Trường hợp vết thương giác mạc có kèm theo vỡ thể thuỷ tinh phòi chất nhân nên gạt bớt .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.