Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Rết (Chilopoda) là lớp động vật chân môi, phân ngành nhiều chân (Myriapoda), ngành chân khớp (Athropoda), thuộc nhóm động vật không xương sống. Bài viết này cung cấp một số kết quả nghiên cứu bước đầu về khu hệ rết thuộc bộ rết lớn (Scolopendromorpha) ở VQG Cát Bà, thời gian thực hiện từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014. | Nghiên cứu khoa học công nghệ DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ BỘ RẾT LỚN SCOLOPENDROMORPHA Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ 1 2 LÊ XUÂN SƠN NGUYỄN ĐỨC ANH 1. ĐẶT VẤT ĐỀ Rết Chilopoda là lớp động vật chân môi phân ngành nhiều chân Myriapoda ngành chân khớp Athropoda thuộc nhóm động vật không xương sống. Chilopoda bao gồm 6 bộ chính là Geophilomorpha Scolopendromorpha Lithobiomorpha Scutigeromorpha Craterostigmomorpha và Devonobiomorpha. Trong đó bộ Devonobiomorpha đã bị tuyệt chủng bộ Craterostigmomorpha chưa phát hiện thấy ở Việt Nam 2 3 . Đa số các loài rết là động vật ăn thịt đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên. Thông qua hoạt động của mình rết tham gia quá trình phân giải chất hữu cơ quay vòng chất dinh dưỡng trong hệ sinh thái. Ngoài ra chúng cũng giúp bảo đảm cho sự cân bằng trong hệ sinh thái 5 9 . Cho đến nay ở Việt Nam đã ghi nhận được 71 loài rết thuộc 26 giống 13 họ 4 bộ. Trong số đó thì bộ rết lớn Scolopendromorpha đã ghi nhận được 34 loài thuộc 11 giống 3 họ. Hầu hết các loài thuộc bộ rết lớn thường có chiều dài thân 10 - 30 cm thậm chí có loài dài đến 40 cm như loài S. galapagoensis. Cơ thể các loài thuộc bộ rết lớn có 21 hoặc 23 đôi chân đôi râu có từ 17 đến 30 đốt các loài mang nhiều màu sắc khác nhau và nhiều loài chứa nọc độc có độc tính rất mạnh 2 . Vườn Quốc gia VQG Cát Bà có diện tích bảo vệ khoảng 15.200 ha kiểu rừng chính ở đây là rừng mưa nhiệt đới thường xanh với một số kiểu rừng phụ rừng trên núi đá vôi rừng ngập nước nội địa rừng ngập mặn ven bờ. . Đặc điểm này cùng với tính chất biển đảo đã tạo nên hệ sinh thái trên đảo Cát Bà có tính biệt lập và ổn định lâu dài. Bên cạnh đó VQG Cát Bà còn nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc góp phần tạo nên khu hệ động vật đặc biệt là khu hệ động vật không có khả năng di chuyển trên nước từ đó mang các đặc điểm về đơn vị phân loài hình thái riêng mà ở những nơi khác không có được. Với sự đa dạng về các kiểu rừng và tính chất ổn định lâu dài đã hình thành nên sự phong phú về .