Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết góp phần làm sáng rõ quá trình hình thành và phát triển của Quốc Tử Giám (từ Hà Nội vào Huế) cũng như đề xuất một số biện pháp để phát huy giá trị di tích trong thời điểm hiện nay. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 129 Số 6E 2020 Tr. 91 103 DOI https doi.org 10.26459 hueunijssh.v129i6E.6072 QUỐC TỬ GIÁM TỪ HÀ NỘI ĐẾN HUẾ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH Nguyễn Tất Thắng1 Lê Văn Thuật1 Phạm Văn Hồ2 1 Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế 34 Lê Lợi Huế Việt Nam 2 Học viện Chính trị TW 3 215 Nguyễn Công Trứ Q. Sơn Trà Đà Nẵng Việt Nam Tóm tắt. Từ năm 1788 dưới triều đại nhà Tây Sơn Huế trở thành kinh đô của cả nước và từ đó Huế không chỉ là nơi quy tụ nhân tài mà còn là điểm hội tụ nhiều giá trị văn hoá của ba miền đất nước từ kiến trúc điêu khắc âm nhạc đến lễ hội ẩm thực Một trong những điểm hội tụ đặc biệt về văn hoá giáo dục đó là việc vua Gia Long sau khi thành lập triều Nguyễn 1802 đã quyết định xây dựng Quốc Tử Giám thứ hai của đất nước tại kinh đô Huế vào tháng 8 năm 1803. Bài báo này góp phần làm sáng rõ quá trình hình thành và phát triển của Quốc Tử Giám từ Hà Nội vào Huế cũng như đề xuất một số biện pháp để phát huy giá trị di tích trong thời điểm hiện nay. Từ khóa di tích giá trị Hà Nội Huế Quốc Tử Giám 1. Mở đầu Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam giữa ba vùng đất có vị trí địa chiến lược quan trọng Huế được xem là trung tâm của ba miền đất nước Bắc Trung Nam. Hà Nội Huế Sài Gòn đã có những mối gắn kết từ lịch sử văn hoá giáo dục đến kinh tế xã hội. Sự gắn kết đó được ngày càng được phát huy để tạo thành một trục lịch sử văn hoá và an ninh quốc gia cho đất nước. Từ năm 1788 dưới triều đại nhà Tây Sơn Huế trở thành kinh đô của cả nước và từ đó Huế không chỉ là nơi quy tụ nhân tài mà còn là điểm hội tụ nhiều giá trị văn hoá của ba miền đất nước từ kiến trúc điêu khắc âm nhạc đến lễ hội ẩm thực Một trong những điểm hội tụ đặc biệt về văn hoá giáo dục đó là việc vua Gia Long sau khi thành lập triều Nguyễn 1802 đã quyết định xây dựng Quốc Tử Giám thứ hai 1 của đất nước tại kinh đô Huế vào tháng 8 năm 1803. Không chỉ là nhân chứng lịch sử ngàn năm