Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu tạo lớp mạ Zn và biến tính lớp mạ vỏ liều đạn pháo Hải quân

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu tạo lớp mạ Zn và biến tính lớp mạ. Thành phần hoá học, cấu trúc bề mặt lớp mạ và biến tính lớp mạ được nghiên cứu bằng phương pháp chụp ảnh bằng kính hiển vi điện tử quét tán xạ năng lượng tia X. | Nghiên cứu khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU TẠO LỚP MẠ Zn VÀ BIẾN TÍNH LỚP MẠ VỎ LIỀU ĐẠN PHÁO HẢI QUÂN Vũ Minh Thành1 Nguyễn Xuân Thắng2 Lê Đăng Trọng2 Ngô Phi Hùng3 Đỗ Đình Lào4 Bùi Văn Tài1 Mai Văn Phước1 Phạm Thị Phượng1 Phan Thị Dinh1 Tóm tắt Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu tạo lớp mạ Zn và biến tính lớp mạ. Thành phần hoá học cấu trúc bề mặt lớp mạ và biến tính lớp mạ được nghiên cứu bằng phương pháp chụp ảnh bằng kính hiển vi điện tử quét tán xạ năng lượng tia X. Kết quả cho thấy tiến hành mạ Zn lên hợp kim thép S10C với điều kiện dung dịch có thành phần ZnO 65 g L NaCN 110 120 g L Na2S 5 g L NaOH 20 g L Glyxerin 5 g L tại nhiệt độ từ 20 40 C thời gian mạ 60 phút mật độ dòng điện ic 1 3 A dm2 thu được lớp mạ tốt nhất. Từ khóa Hợp kim thép S10C Mạ Zn Cấu trúc Thành phần hoá học. 1. MỞ ĐẦU Vỏ liều đạn pháo thường được chế tạo từ thép hợp kim và đồng hợp kim 1 - 2 . Đối với vỏ liều chế tạo từ thép hợp kim sau khi gia công cơ khí vỏ liều thường được xử lý bề mặt bằng phương pháp phốt phát hoá rồi sơn hoặc bảo quản bằng dầu mỡ véc ni . 2 - 4 . Đối với vỏ liều Hải quân do tính đặc thù sử dụng trong điều kiện môi trường biển đảo tốc độ bắn lớn nhiệt độ nòng pháo cao do vậy việc sử dụng các màng phủ trên cơ sở hợp chất hữu cơ ít được sử dụng nên vỏ liều thường được mạ lớp mạ Zn hoặc hợp kim Zn với Cd sau đó biến tính lớp mạ trước khi đưa vào sử dụng 5 - 7 . Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu các hệ lớp mạ kẽm và biến tính lớp mạ để nâng cao khả năng chống ăn mòn của vật liệu 8 - 9 . Hiện nay ở trong nước công nghệ mạ kẽm của các nhà máy trong quân đội nói chung chủ yếu là mạ kẽm ứng dụng cho nhiều chi tiết của vũ khí trang thiết bị. Nhược điểm của lớp mạ kẽm là khả năng chịu ăn mòn kém ở môi trường khí hậu biển đảo. Hiện những nghiên cứu khảo sát đánh giá ứng dụng lớp mạ kẽm và kết hợp lớp thụ động nhằm nâng cao khả năng chống ăn mòn ở môi trường biển đảo đặc biệt đối với chi tiết vỏ đạn Hải quân chưa có nhiều công trình công bố. Do vậy việc tìm ra giải

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.