Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của đề tài "Hướng dẫn học sinh tìm ẩn phụ bằng phương pháp chia để giải phương trình, bất phương trình và hệ phương trình - Đại số 10 " là Thiết kế, xây dựng cách giải các phương trình, bất phương trình và hệ phương trình bằng cách đặt ẩn phụ với phương pháp “chia”. | SKKN Hướng dẫn học sinh tìm ẩn phụ bằng phương pháp chia để giải phương trình bất phương trình và hệ phương trình - Đại số 10 MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Trong chương trình môn Toán ở THPT giải phương trình bất phương trình và hệ phương trình là những nội dung được đề cập nhiều nhất. Khi gặp những dạng này chúng ta có rất nhiều cách để giải quyết như phương pháp biến đổi tương đương đặt ẩn phụ phương pháp hàm số phương pháp đánh giá . Tuy nhiên việc lựa chọn các phương pháp như thế nào để giải quyết vấn đề thì không hề đơn giản. Bởi mục đích cuối cùng không chỉ là kết quả của bài toán mà còn là làm thế nào để học sinh dễ tiếp cận nhất hay nói cách khác là học sinh dễ hiểu bài nhất. Trong những phương pháp nêu trên đặt ẩn phụ là một phương pháp hay kích thích khả năng tư duy sáng tạo của các em học sinh. Tuy nhiên việc phát hiện và lựa chọn đặt ẩn như thế nào đặt một hay nhiều ẩn là cả một vấn đề lớn đối với học sinh. Khi nhận dạng bài toán không phải lúc nào các em cũng có thể áp dụng được phương pháp đặt ẩn phụ. Có những bài toán chúng ta phải dùng thủ thuật . Một trong những thủ thuật đó là phép chia . Phương pháp đặt ẩn phụ có thể giải quyết được nhiều bài tập giải phương trình bất phương trình và hệ phương trình. Nó giúp chúng ta có thể nhìn nhận một phương trình dưới nhiều góc độ khác nhau và mỗi 1 góc độ đó lại nảy sinh một cách giải đối với bài toán làm học sinh cảm thấy hứng thú học toán và sáng tạo hơn. Do vậy tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích giúp cho học sinh THPT vận dụng và tìm ra phương pháp giải khi gặp các bài toán giải phương trinh b ̀ ất phương trình và hệ phương trình. Tôi hy vọng đề tài này sẽ giúp ích cho học sinh ở trường THPT 4 Thọ Xuân nói riêng và các trường THPT nói chung trong việc học và giải phương trình hệ phương trình và bất phương trình. Qua đó các em có phương pháp giải đúng tránh được tình trạng định hướng giải bài toán sai hoặc còn lúng túng trong việc trình bày lời giải giúp học sinh .