Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nhằm giúp các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tailieuXANH.com chia sẻ đến các em Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp tổng hợp toàn bộ kiến thức môn học trong học kỳ này. Mời các em cùng tham khảo. | Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: VẬT LÍ 10 A. LÝ THUYẾT 1. Chuyển động cơ. Chuyển động thẳng đều Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian. Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với khoảng cách mà ta đề cập đến. Chuyển động có tính tương đối. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ. Tốc độ trung bình cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động, được xác định bởi biểu thức: vtb = = ; Đơn vị là m/s hoặc km/h Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t: s = vtbt = vt Phương trình chuyển động thẳng đều: x = xo + s = xo + vt 2. Chuyển động thẳng biến đổi đều Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó vận tốc tức thời hoặc tăng dần đều hoặc giảm dần đều theo thời gian + Vận tốc tức thời tăng dần đều theo thời gian gọi là chuyển động nhanh dần đều. + Vận tốc tức thời giảm dần đều theo thời gian gọi là chuyển động chậm dần đều. Gia tốc của chuyển động là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc v và khoảng thời gian vận tốc biến thiên t: a = Với : v = v – vo ; t = t – to ; đơn vị gia tốc là m/s2. Gia tốc là một đại lượng vecto + Trong chuyển động nhanh dần đều: a cùng dấu với vo. + Trong chuyển động chậm dần đều: a ngược dấu với vo. Công thức tính vận tốc: v = vo + at Công thức tính đường đi: s = vot + at2 Phương trình chuyển động: x = xo + vot + at2 Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được: v2 – vo2 = 2as 3. Sự rơi tự do Sự rơi của các vật trong không khí .