Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài “Đánh giá khả năng ăn mồi và ảnh hưởng của 4 loại thuốc Mapy 48 EC, Karate 2.5 EC, Exin 2.0 EC, Radiant 60 SC đến Bọ rùa 6 vạch (Cheilomenes sexmaculatus) trong điều kiện phòng thí nghiệm” được thực hiện tại phòng thí nghiệm Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ từ tháng 1/2018 – 3/2018 nhằm xác định tiềm năng sử dụng Bọ rùa 6 vạch và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến Bọ rùa 6 vạch. | Khả năng ăn mồi và ảnh hưởng của 4 loại thuốc Mapy, Karate, Exin và Radiant đến Bọ rùa 6 vạch (Cheilomenes sexmaculatus) trong điều kiện phòng thí nghiệm TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 04 KHẢ NĂNG ĂN MỒI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA 4 LOẠI THUỐC MAPY, KARATE, EXIN VÀ RADIANT ĐẾN BỌ RÙA 6 VẠCH (CHEILOMENES SEXMACULATUS) TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM Võ Khoa Chi22 Lê Hoàng Thái23 Tóm tắt: Đề tài “Đánh giá khả năng ăn mồi và ảnh hưởng của 4 loại thuốc Mapy 48 EC, Karate 2.5 EC, Exin 2.0 EC, Radiant 60 SC đến Bọ rùa 6 vạch (Cheilomenes sexmaculatus) trong điều kiện phòng thí nghiệm” được thực hiện tại phòng thí nghiệm Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ từ tháng 1/2018 – 3/2018 nhằm xác định tiềm năng sử dụng Bọ rùa 6 vạch và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến Bọ rùa 6 vạch. Kết quả cho thấy phổ mồi của Bọ rùa là ấu trùng sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh da láng, rầy mềm cải, sâu ăn đọt cải và sâu cuốn lá lúa. Khả năng ăn rầy mềm của ấu trùng Bọ rùa ở các tuổi là khác nhau, ấu trùng càng lớn ăn mồi càng nhiều hơn, cao nhất ở tuổi 4 (67,6 con rầy mềm/tuổi). Bọ rùa trưởng thành cái ăn mồi nhiều hơn trưởng thành đực. Trong điều kiện phòng thí nghiệm thì cả 4 loại thuốc Mapy 48 EC, Karate 2.5 EC, Exin 2.0 EC, Radiant 60 SC đều làm giảm mật số của Bọ rùa, tỷ lệ chết của Bọ rùa ở thời điểm 48 giờ sau phun lần lượt là 100; 100; 89,1 và 89,9 %. Từ khóa: Brevicoryne brassicae, Cheilomenes sexmaculatus, rầy mềm, thuốc trừ sâu Abstract: Assessment of predator feeding capacity and impacts of four insecticides (Mapy 48 EC, Karate 2.5 EC, Exin 2.0 EC, Radiant 60 SC) on Cheilomenes sexmaculatus was conducted at the Insect laboratory of Southern Agriculture College from January 2018 to March 2018. Objectives of the experiment were to determine the potential use of Cheilomenes sexmaculatus as a biocontrol agents and impacts of insecticides on them. The results showed that the prey of Cheilomenes sexmaculatus .