Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết phản ánh thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo hành thể hiện ở mức cao, tuy nhiên họ sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lí còn ở mức rất thấp. Phụ nữ bị chồng bạo hành còn gặp khó khăn về tài chính, thời gian và tâm lí ngại ngùng khi sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lí. | Nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo hành TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17, Số 1 (2020): 156-164 Vol. 17, No. 1 (2020): 156-164 ISSN: 1859-3100 Website: http://journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu* NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÍ CỦA PHỤ NỮ BỊ CHỒNG BẠO HÀNH Nguyễn Thị Tứ1*, Hồ Lê Minh Đức2 1 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2 Viện Tư vấn tâm lí Sunny Care, Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Tứ – Email: tunt@hcmue.edu.vn Ngày nhận bài: 22-02-2019; ngày nhận bài sửa: 15-8-2019; ngày duyệt đăng: 11-01-2020 TÓM TẮT Nội dung bài viết phản ánh thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu tham vấn tâm lí của phụ nữ bị chồng bạo hành thể hiện ở mức cao, tuy nhiên họ sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lí còn ở mức rất thấp. Phụ nữ bị chồng bạo hành còn gặp khó khăn về tài chính, thời gian và tâm lí ngại ngùng khi sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lí. Từ khóa: nhu cầu tham vấn tâm lí; phụ nữ bị chồng bạo hành 1. Đặt vấn đề Vấn đề phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ) nói chung và phòng chống bạo hành phụ nữ, trẻ em nói riêng luôn là vấn đề làm cho chính quyền và người dân quan tâm. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm phòng ngừa BLGĐ, như: Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Hình sự 2015, Luật Hôn nhân gia đình 2014, Luật Bình đẳng giới 2006, Luật Phòng, chống BLGĐ 2007, Luật Trẻ em 2016 Các cấp, các ngành đã chung tay góp sức phòng chống BLGĐ. Tuy nhiên hiện tượng này vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt vấn đề bạo lực phụ nữ và trẻ em. Kết quả từ Nghiên cứu quốc gia về BLGĐ đối với phụ nữ Việt Nam (2010) cho thấy 58,3% phụ nữ kết hôn đã từng trải qua ít nhất một loại hình bạo hành gia đình tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ, và 34% đã chịu đựng bạo lực thể xác, tình dục hoặc cả hai. Theo .