Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tập trung làm rõ mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh qua phương thức chuyển thể nhân vật từ truyện ngắn Việt Nam đương đại sang tác phẩm điện ảnh. Trong đó, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến việc chuyển thể nhân vật như là cách thức hữu hiệu nhằm chiếm lĩnh, khám phá, diễn giải cuộc sống và số phận con người của nhà làm phim bằng ngôn ngữ điện ảnh đặc thù. | Phương thức chuyển thể nhân vật từ truyện ngắn Việt Nam đương đại sang tác phẩm điện ảnh PHƯƠNG THỨC CHUYỂN THỂ NHÂN VẬT TỪ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH NGUYỄN VĂN HÙNG Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt: Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh mang tính chất hai chiều: điện ảnh lấy cảm hứng, chất liệu, thủ pháp nghệ thuật từ mạch nguồn phong phú của văn học; ngược lại, các thủ pháp điện ảnh đã xâm nhập vào địa hạt sáng tạo văn chương. Bài viết tập trung làm rõ mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh qua phương thức chuyển thể nhân vật từ truyện ngắn Việt Nam đương đại sang tác phẩm điện ảnh. Trong đó, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến việc chuyển thể nhân vật như là cách thức hữu hiệu nhằm chiếm lĩnh, khám phá, diễn giải cuộc sống và số phận con người của nhà làm phim bằng ngôn ngữ điện ảnh đặc thù. Từ khóa: Điện ảnh, mối quan hệ, nhân vật, phim chuyển thể, văn học. 1. MỞ ĐẦU Nhân vật là một trong những thành tố trung tâm của tự sự, nơi chủ thể sáng tạo thể hiện quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người bằng những phương tiện, phương thức, biện pháp nghệ thuật. Nhân vật trong văn học và nhân vật trong điện ảnh tuy có sự tương đồng với nhau về loại hình, song giữa chúng có sự khác biệt không nhỏ bởi ngôn ngữ đặc thù của từng loại hình nghệ thuật. Từ hệ thống nhân vật có sẵn trong tác phẩm văn học, các nhà làm phim đã xử lí và tổ chức lại, làm mới ý nghĩa, giá trị bằng việc tạo dựng thêm các mối quan hệ, làm đầy lên đời sống, tô đậm hơn tính cách bằng ngôn ngữ hình ảnh. Với cách làm như vậy, đạo diễn đã mang lại hình hài mới cho nhân vật, khiến chúng vừa quen thuộc vừa lạ lẫm với người xem, qua đó giúp nhà làm phim chuyển tải được tư tưởng, thông điệp của mình. 2. THAY ĐỔI Ý NGHĨA, TẠO DỰNG GIÁ TRỊ MỚI CHO NHÂN VẬT VĂN HỌC Sau khi/đồng thời hình thành đường dây cốt truyện chính, tác giả phim chuyển thể bắt đầu tạo dựng hệ thống nhân vật xoay quanh vào các sự kiện chính .