Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo đã phân tích cơ sở lý thuyết và trình bày kết quả tính toán thiết kế thấu kính dương dịch chuyển trong hệ kính bù của máy đo xa Д-49. Dựa vào nguyên lý hoạt động của hệ vô tiêu Galile, kính bù đã được thiết kế với các tham số chuẩn theo yêu cầu của máy đo xa Д-49. Kết quả tính toán đã được kiểm tra và tối ưu hóa bằng phần mềm Zemax. | Thiết kế hệ thấu kính bù dương dịch chuyển trong máy đo xa Д-49 Vật lý THIÕT KÕ HÖ THÊU KÝNH Bï D¬NG DÞCH CHUYÓN TRONG M¸Y ®O XA Д-49 HOÀNG ANH TÚ, TRẦN QUỐC TUẤN, PHẠM THANH QUANG Tóm tắt: Bài báo đã phân tích cơ sở lý thuyết và trình bày kết quả tính toán thiết kế thấu kính dương dịch chuyển trong hệ kính bù của máy đo xa Д-49. Dựa vào nguyên lý hoạt động của hệ vô tiêu Galile, kính bù đã được thiết kế với các tham số chuẩn theo yêu cầu của máy đo xa Д-49. Kết quả tính toán đã được kiểm tra và tối ưu hóa bằng phần mềm Zemax. Từ khóa: Thấu kính dương, Hệ kính bù, Máy đo xa. 1. PHÂN TÍCH KẾ CẤU HỆ QUANG Máy đo xa Д-49 thuộc dòng máy đo xa quang học theo nguyên lý lập thể [1], dùng để xác định tọa độ hiện tại của mục tiêu cho đại đội pháo cao xạ. Hệ thống quang học của máy gồm nhiều hệ, trong đó, hệ đo cự ly đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định chính xác cự ly đến mục tiêu cần đo. Hệ kính bù của máy có độ phóng đại bằng 1, gồm một cụm thấu kính âm cố định và một cụm thấu kính dương dịch chuyển, hệ được kết cấu theo nguyên lý hệ vô tiêu Galile, do vậy, tính chất song song của chùm tia đi vào được giữ nguyên trên chùm tia đi ra khỏi hệ. Trên cơ sở quang sai lý tưởng của thấu kính âm, cần tính toán tối ưu quang sai của thấu kính dương trong khoảng cho phép sao cho bảo đảm được chất lượng ảnh trên toàn trường nhìn, đồng thời giữ nguyên được tính chất song song trên chùm ra. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích nguyên lý hoạt động của hệ bù và kết quả thiết kế. Nguyên lý hoạt động của hệ thấu kính bù trong máy đo xa Д-49 được trình bày trên hình 1. Hệ gồm một thấu kính dương có thể chuyển dịch (1) và một thấu kính âm cố định (2). f’b a) b) Hình 1. Hệ thấu kính bù dịch chuyển. a. Hệ đồng trục; b. Thấu kính dương dịch sang phải Khi thấu kính dương dịch chuyển ngang trục quang sẽ tạo ra sự lệch trục giữa 2 thấu kính, do đó, hướng truyền lan của chùm tia ra thay đổi (xem hình 1b). Khi thấu kính dương lệch