Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cùng tham khảo Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2018-2019 lần 3 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 308 sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. | SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC Trường THPT Nguyễn Viết Xuân ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN III NĂM HỌC 2018-2019 MÔN LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 308 Họ, tên thí sinh: Số báo danh:. Câu 1: Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? A. Tạo nên sự phân chia đối lập giữa Đông Âu và Tây Âu. B. Xác lập cục diện hai cực, hai phe, Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. C. Đánh dấu cuộc Chiến tranh lạnh chính thức bắt đầu. D. Đặt nhân loại đứng trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới. Câu 2: Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, các cuộc xung đột quân sự xảy ra ở bán đảo Bancăng và một số nước châu Phi là A. di chứng của cuộc Chiến tranh lạnh. B. biểu hiện sự trỗi dậy của các thế lực mới trong trật tự đa cực. C. biểu hiện mâu thuẫn mới trong trật tự hai cực. D. thành công của Mỹ trong việc thiết lập trật tự thế giới đơn cực. Câu 3: Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược? A. Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. B. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới. C. Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu. D. Kết quả của việc thu hút nguồn lực vào các nước đang phát triển. Câu 4: Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) chủ trương A. tiến hành thúc đẩy hợp tác về kinh tế, chính trị và quốc phòng. B. giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. C. thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược. D. giải thể các tổ chức quân sự của Mỹ và Liên Xô tại châu Âu. Câu 5: Ý nào sau đây không đúng về thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ? A. Xoay chuyển cục diện chiến .