Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Từ những phân tích, nghiên cứu của đề tài sẽ phải đánh giá được thực trạng kinh doanh doanh, đưa ra được nguyên nhân căn cốt chủ yếu có khoa học, thực tiễn đối với những hạn chế khó khăn của doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp đưa ra các giải pháp kết quả nhằm vượt qua khó khăn để ổn định phát triển bền vững, cạnh tranh sòng phẳng trên sân nhà và thị trường quốc tế. | Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đo lường kết quả hoạt động kinh doanh - Tình huống tại doanh nghiệp kinh doanh nông sản ở tỉnh Đắk Nông ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ KIM ANH ĐO LƢỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: TÌNH HUỐNG TẠI DOANH NGHIỆP KINH DOANH NÔNG SẢN Ở TỈNH ĐẮK NÔNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.01.02 Đà Nẵng – 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ MINH HẰNG Phản biện 1: PGS. TS. LÊ VĂN HUY Phản biện 2: TS. LÊ ĐỨC NIÊM Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Tây Nguyên vào ngày 12 tháng 8 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với Việt Nam, phát triển sản xuất nông nghiệp có thể coi là đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội. Thực tiễn cho thấy nông nghiệp là hậu phương, nền tảng vững chắc giúp nền kinh tế thoát khỏi ảnh hưởng khủng khoảng của kinh tế toàn cầu (2008) thông qua việc tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho số đông dân cư, đặc biệt quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và hợp tác đa phương. Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ kéo theo những khó khăn và thách thức ngày càng lớn đối với loại hình doanh nghiệp này. Tính đến nay, danh mục sản phẩm nông nghiệp của Đắk Nông có thương hiệu uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế còn rất ít. Phần lớn các doanh nghiệp nông nghiệp có trình độ khoa học, công nghệ lạc hậu, tay nghề công nhân thấp do vậy chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ thấp, khả năng cạnh tranh yếu, chi phí giá thành cao, đầu tư đổi mới kỹ thuật và công nghệ còn thấp so với yêu cầu phát triển trong bối cảnh cạnh tranh .