Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đánh giá chung, chất lượng môi trường trầm tích khu vực phía nam vịnh Nha Trang còn khá tốt, hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích đều phù hợp cho đời sống thủy sinh. Tuy nhiên, vật chất hữu cơ (N và P) có xu thế tăng nhẹ từ năm 2007 đến 2012. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 1; 2015: 91-97 DOI: 10.15625/1859-3097/15/1/4431 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH TẦNG MẶT PHÍA NAM VỊNH NHA TRANG Lê Thị Vinh*, Phạm Hữu Tâm Viện Hải dương học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * E-mail: levinh62@gmail.com Ngày nhận bài: 13-8-2014 TÓM TẮT: Kết quả phân tích 11 mẫu trầm tích bề mặt thu thập tháng 6/2012 ở khu vực phía nam vịnh Nha Trang cho thấy: Hàm lượng nguyên tố carbon, nitơ và photpho trong hợp chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích dao động mạnh (C: từ 0,12% đến 1,46%, N: 135,8 - 987,7 µg/g, tổng P: 44,0 - 551,1 µg/g, Zn: 2,2 - 28,7 µg/g, Cu: 2,6 - 22,2 µg/g, Pb: 2,7 - 28,1 µg/g, Fe: 514 17.337 µg/g) theo xu thế đồng biến với tỉ lệ cấp hạt bột, sét trong trầm tích (0 - 99,75%); Tại khu vực gần Hòn Tre và Hòn Tằm, hàm lượng C và các kim loại nặng có xu thế cao ở gần bờ, nhưng thấp ở xa bờ; Giữa các khu vực có mẫu phân tích: i) Không có sự khác biệt lớn về hàm lượng hydrocarbon (từ 115 - 188 µg/g); ii) Liên quan đến tình trạng nhiễm bẩn vi sinh, mật độ coliform (0 - 8197 MPN/100 g) cao nhất ở khu vực Hòn Miếu và Hòn Một. Đánh giá chung, chất lượng môi trường trầm tích khu vực phía nam vịnh Nha Trang còn khá tốt, hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích đều phù hợp cho đời sống thủy sinh. Tuy nhiên, vật chất hữu cơ (N và P) có xu thế tăng nhẹ từ năm 2007 đến 2012. Từ khóa: Chất hữu cơ, kim loại nặng, hydrocarbon, trầm tích, vịnh Nha Trang. GIỚI THIỆU Vịnh Nha Trang được công nhận là một trong số 20 vịnh biển đẹp trên thế giới. Vịnh nổi tiếng không chỉ bởi phong cảnh mà còn về các giá trị đa dạng sinh học, nhất là ở các rạn san hô. Ngoài lợi ích mang lại từ hoạt động du lịch, các rạn san hô còn mang lại nguồn lợi thủy sản rất đáng kể bởi vì các rạn san hô là nơi cư trú, nuôi dưỡng và sinh sản nhiều loài cá. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quá trình đô thị hóa khu vực quanh vịnh, kéo theo các hoạt động