Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chính sách can thiệp của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh trong ba thập niên đầu thế kỷ XX

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết này nhằm mục đích nhìn lại những chính sách của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh nói chung và một số nước như Mexico, Nicaragua, Bolivia trong ba thập niên đầu thế kỷ XX cho đến khi Mỹ thực thi chính sách Láng giềng thân thiện (Good Neighbor Policy) năm 1933. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 2 (2014) CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA MỸ Ở KHU VỰC MỸ LATINH TRONG BA THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XX Dương Quang Hiệp Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Huế Email: hiepklshue@gmail.com TÓM TẮT Trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX, bằng sức mạnh kinh tế và quân sự, Mỹ đã trực tiếp can thiệp thô bạo vào một số nước cũng như toàn bộ khu vực Mỹ Latinh. Điều đó đã dẫn tới hệ quả tất yếu là các nước Mỹ Latinh ngày càng phụ thuộc nặng nề vào Mỹ cũng như thái độ nghi ngờ, chống đối của nhân dân các nước trong khu vực đối với Mỹ. Bài viết này nhằm mục đích nhìn lại những chính sách của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh nói chung và một số nước như Mexico, Nicaragua, Bolivia trong ba thập niên đầu thế kỷ XX cho đến khi Mỹ thực thi chính sách Láng giềng thân thiện (Good Neighbor Policy) năm 1933. Từ đó, chúng ta có thể hiểu thêm về những phương cách ngoại giao mà Mỹ đã sử dụng để bảo vệ “lợi ích quốc gia” kiểu Mỹ trong giai đoạn được đề cập. Từ khoá: Can thiệp Mỹ, chính sách đối ngoại Mỹ, Mỹ Latinh . 1. MỞ ĐẦU Trong lịch sử hơn 230 năm của nước Mỹ, khu vực Mỹ Latinh luôn chiếm vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng trên tất cả các phương diện, từ an ninh quân sự đến kinh tế thương mại. Vì vậy, giới cầm quyền Mỹ luôn tìm mọi biện pháp nhằm kiềm toả, chi phối các quốc gia ở Mỹ Latinh trong quỹ đạo Mỹ, đảm bảo rằng đó luôn là khu vực “sân sau” của họ. Ngay từ đầu thế kỷ XIX, Mỹ đã thông qua Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine) năm 1823. Theo quan điểm của Mỹ, học thuyết này nhằm bảo vệ nền “độc lập” non trẻ cho các nước Mỹ Latinh vừa mới thoát khỏi ách thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, với chiêu bài “châu Mỹ là của người châu Mỹ”. Tuy nhiên, trên thực tế lịch sử kế tiếp sau đó, Học thuyết Monroe đã biến Mỹ Latinh thành “của riêng” người Mỹ. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các chính sách và hoạt động đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh càng làm sâu sắc hơn nữa tham vọng và mong muốn đảm bảo sự ổn định của khu vực “sân

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.