Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra kết quả phân lập và định danh đến loài AMF ở các mẫu đất và rễ cam tại vùng Quỳ Hợp, Nghệ An. Kết quả từ 60 mẫu đất và rễ cam đã phân lập được 16 loài AMF thuộc 6 chi: Acaulospora, Entrophospora, Glomus, Sclerocystis, Glomites và Gigaspora. | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(4): 441-445 NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HỆ NẤM CỘNG SINH ARBUSCULAR MYCORRHIZA TRONG ĐẤT VÀ RỄ CAM TẠI QUỲ HỢP, NGHỆ AN Nguyễn Thị Kim Liên1,2, Lê Thị Thủy1,2, Nguyễn Viết Hiệp3, Nguyễn Huy Hoàng1,2* 1 Viện Nghiên cứu hệ gen, *nhhoang@igr.ac.vn 2 Viện Công nghệ sinh học 3 Viện Nông hóa thổ nhưỡng TÓM TẮT: Arbuscular Mycorrhyza Fungi (AMF) là một loại nấm rễ cộng sinh khá phổ biến trên cây trồng và có vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của cây, đặc biệt trong điều kiện bất lợi của môi trường. Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra kết quả phân lập và định danh đến loài AMF ở các mẫu đất và rễ cam tại vùng Quỳ Hợp, Nghệ An. Kết quả từ 60 mẫu đất và rễ cam đã phân lập được 16 loài AMF thuộc 6 chi: Acaulospora, Entrophospora, Glomus, Sclerocystis, Glomites và Gigaspora. Sự phân bố của AMF trên 3 giống cam Vân Du, Xã Đoài và V2 và các tầng đất từ 0-20 cm, 20-40 cm, 40-60 cm cho thấy có sự khác biệt rất lớn về sự phân bố của AMF giữa các giống cam và giữa các tầng phẫu diện. Vai trò của AMF đối với cây cam cũng bước đầu được ghi nhận qua việc đánh giá khả năng xâm nhiễm trở lại của AMF trên cây cam con. Cây cam con được bổ sung bào tử AMF có chiều dài rễ và số lượng rễ lớn hơn so với cây đối chứng. Từ khóa: Acaulospora, Entrophospora, Gigaspora, Glomites, Glomus, Sclerocystis, Mycorrhiza, sự đa dạng. MỞ ĐẦU Nấm rễ cộng sinh là hiện tượng rất phổ biến trong tự nhiên, có khoảng 60-80% các loài thực vật trên thế giới có mối quan hệ cộng sinh với nấm nội cộng sinh. Nhiều công trình khoa học đã chứng minh vai trò của nấm cộng sinh mang lại những lợi ích to lớn, thiết thực đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trong điều kiện bất lợi của môi trường. Hình thức cộng sinh này đã và đang được nghiên cứu về phân loại [1], sự đa dạng [4, 7], phân bố [2, 13], ảnh hưởng của chúng đối với thực vật [6, 10] và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nông - lâm nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc nghiên cứu phát triển nấm cộng sinh