Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết nêu lên 2 vấn đề chính: Đầu tiên là kỷ nguyên truyền giáo và cộng đồng Tin lành ở Đông Bắc Á và thứ hai là "hình thái mới” của thế giới Tin lành. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5 (66) - 2013 ĐẠO TIN LÀNH Ở ĐÔNG BẮC Á: NHỮNG KỊCH BẢN GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỚI VĂN HÓA BẢN ĐỊA ĐỖ QUANG HƯNG* 1. Kỷ nguyên truyền giáo và cộng đồng Tin lành ở Đông Bắc Á 1.1. Lịch sử và phương thức truyền giáo Khác với lịch sử truyền giáo của Công giáo La Mã có trung tâm truyền giáo là Tây Âu, lịch sử truyền giáo Tin lành có trung tâm truyền giáo thay đổi, trung tâm đó từ cuối thế kỷ XVII là Châu Âu, nhưng rất nhanh chóng chuyển về Bắc Mỹ(1). Cuốn sách quan trọng nhất về các hội truyền giáo Tin lành Bắc Mỹ là North American Protestant Ministries Overseas (của tác giả Herbert Kane, Illinois, Mỹ, 1973)(2). Ta có thể so sánh đặc điểm lịch sử truyền giáo Tin lành ở khu vực bờ Đại Tây Dương dưới đây: Bảng 1: So sánh đặc tính truyền giáo Tin lành Hội Truyền giáo Tin lành Tây Âu (J. Bauberot) Hội Truyền giáo Tin lành Bắc Mỹ (Herbert Kane) - Các hội truyền giáo chủ yếu là “sáng kiến của nhóm tư nhân” (Âu Châu); - Ở Bắc Mỹ các hệ phái lập ra các “Hội đồng truyền giáo” riêng; - Tính đa nguyên quyết định chiều hướng của “Tin lành bản địa” (chống “Chủ nghĩa Giáo đoàn” của Châu Âu); - Thuyết Ba C: “Christ, Commerce; Civilisation”; - Vai trò ngày càng lớn của Bắc Mỹ; - Tiếc rằng, Bauberot không nói đến: Vì sao Tin lành Pháp và Châu Âu lại thất bại ở Đông Bắc Á. - Từ Ấn Độ, Trung Đông qua Đông Bắc Á; - Sự kết hợp của các hệ phái Tin lành Mỹ và Canada; - Ở thập kỷ 70: Hội Truyền giáo hải ngoại Bắc Mỹ chiếm hơn 70% năng lực ảnh hưởng; - Bốn công tác liên hoàn: Giảng Kinh Thánh, lập nhà thờ, dịch Kinh Thánh ra tiếng bản địa và đào tạo chức sắc; - Hai nhiệm vụ bổ trợ: Giáo dục (Hệ thống các trường Cao đẳng và Đại học) và Y tế (Medical missions); - Khẩu hiệu: “Cây Thánh giá theo sau quốc kỳ” (của Châu Âu) bị xóa bỏ; - Lý thuyết: Phúc âm Chiều sâu (Evangelism in Depth); Phát triển Giáo hội (Church Growth) và Giáo dục Thần học (Theological Education in Extension); - Liên kết tận dụng “Cơ đốc Châu Âu) (Christian Europe). Theo Bauberot, nước .